'Đến Nha Trang mà ngỡ như đang du lịch ở phố Tàu, nước Nga'
Đến Nha Trang nhiều du khách không khỏi giật mình, cứ
tưởng đang ở một xứ nào đó ở bên nước ngoài do biển hiệu toàn bằng ngôn ngữ
Trung Quốc và Nga.
Với những du khách lần đầu đến Nha Trang sẽ rất ngạc
nhiên bởi dọc các con phố, biển hiệu toàn bằng tiếng nước ngoài, từ nhà hàng,
khách sạn, quán ăn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đến tờ rơi quảng cáo.
4 năm về trước, để đáp ứng nhu cầu của "làn sóng
Nga" ồ ạt đến Nha Trang - Khánh Hòa, các biển hiệu được viết hoàn toàn bằng
tiếng nước này.
Khoảng 3 năm trở lại đây, khách Trung Quốc đến Nha
Trang tăng đột biến. Từ đó, các cửa hàng, dịch vụ được mở ra, biển hiệu bằng tiếng
Trung Quốc bắt đầu "chiếm ưu thế" so với tiếng Nga.
Một số cửa hàng chọn cách vừa phục vụ khách Nga, vừa
khách Trung Quốc nên biển hiệu được ghi 2 thứ tiếng. Tuy nhiên, những cửa hàng
như thế này chỉ xuất hiện ở trung tâm thành phố, nơi tập trung phục vụ 2 dòng
khách nói trên.
Còn ở ngoại thành hoặc xa trung tâm, do chỉ phục vụ khách
Trung Quốc, các nhà hàng, quán ăn ghi biển hiệu chủ yếu bằng tiếng Tàu. Trong ảnh
là một nhà hàng trên đường Phạm Văn Đồng (TP Nha Trang).
Theo luật Quảng cáo, biển hiệu phải viết bằng tiếng Việt;
trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước
ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn tiếng Việt.
Một cửa hàng trên đường Nguyễn Thiện Thuật (TP Nha
Trang) giới thiệu dịch vụ của cửa hàng hoàn toàn không có tiếng Việt, chỉ có tiếng
Trung Quốc và Nga..
Những cửa hàng có biển được ghi chi chít bằng tiếng nước
ngoài như thế này tràn ngập ở Nha Trang. "Ở Sài Gòn cũng có phố Tây, nhưng
biển hiệu tiếng nước ngoài không nhiều như ở đây. Mỗi lần ra Nha Trang du lịch
mà cứ ngỡ như đang ở phố Tàu, phố Nga. Rất buồn", anh Nguyễn Mạnh Hùng, du
khách ở TP.HCM nói.
Một số hộ kinh doanh chuyên phục vụ khách Trung Quốc
nên tên trái cây, đơn giá đều được thể hiện hoàn toàn bằng tiếng Trung.
Theo một cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Khánh Hòa,
đơn vị này có kiểm tra thường xuyên, nhưng khi đi đến nơi, những tờ rơi, biển
hiểu tạm thời bị cất đi nên rất khó xử lý.
Một quán giải khát trên đường Trần Quang Khải chuyên
bán cho khách Nga và Trung Quốc. "Mình bán cho ai thì ghi tiếng của nơi đó
để dễ cho khách đến mua. Mấy cái này cũng đi thuê người ta viết, chứ mình có biết
tiếng Trung hay tiếng Nga đâu", chị Nhuần bán trái cây nói.
"Trên thực tế, những cửa hàng chuyên bán cho
khách Trung Quốc họ không in tiếng Việt. Bởi họ nghĩ ít tiếp khách Việt nên
không cần thiết ghi. Nhiều lần kiểm tra, nhắc nhở, nhưng sau đó họ không khắc
phục", cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Khánh Hòa nói.
Ma trận tiếng nước ngoài trong một con hẻm trên đường
Nguyễn Thiện Thuật. "Ở đây từ khách trọ, đến dịch vụ ăn uống chỉ phục vụ
người nước ngoài, không có người Việt nên không cần phải ghi tiếng Việt. Phiền
phức mà không cần thiết", chủ một quán ăn trong hẻm 120, đường Nguyễn Thiện
Thuật, chia sẻ.
Các biển như thế này được dựng, dán ở khắp các con hẻm
ở khu phố Tây Nha Trang. Dù rất mất mỹ quan, tuy nhiên khồng hề có sự kiểm tra,
cũng như nhắc nhở của phường, thành phố hoặc cơ quan quản lý văn hóa cấp tỉnh ở
Khánh Hòa.
"Nhu cầu người Trung Quốc thuê phòng trọ rất lớn.
Tôi mới xây một dãy 30 phòng trọ, vừa xong thì có người Trung Quốc đến thuê thời
hạn 6 tháng, trả tiền một lần. Không biết họ làm gì, nhưng rất kín tiếng, ít
giao tiếp với người lạ lắm", ông Bình, chủ một khu trọ ở phường Phước Long
(TP Nha Trang) cho biết.
Dịch vụ cho thuê xe máy được ghi bằng tiếng Nga.
Sắp tới sở sẽ đưa tiêu chí thi đua xét công nhận hộ
gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa việc chấp hành quy định về viết đặt tên biển
hiệu, bảng quảng cáo", ông Nguyễn Khắc Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh
Khánh Hòa, nói.
Năm 2017, Sở Văn hóa, Thể thao Khánh Hòa kiểm tra 43
trường hợp, xử lý 21 trường hợp với số tiền phạt trên 70 triệu đồng. 3 tháng đầu
năm 2018, kiểm tra 9 cơ sở, phát hiện 3 cơ sở vi phạm. Trong khí đó, năm 2017,
UBND TP Nha Trang kiểm tra 133 trường hợp, lập biên bản xử phạt 21 trường hợp,
phạt tiền trên 166 triệu đồng.
Các cơ sở, cá nhân vi phạm chủ yếu các lỗi như: Không
thể hiện đầy đủ tên biển hiệu, tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh; thể hiện chữ nước ngoài không đặt bên dưới chữ tiếng Việt;
khổ chữ nước ngoài lớn hơn tiếng Việt…
Nguồn: Zing News
Post a Comment